Mô hình bếp ăn công nghiệp bao gồm những gì?

Mô hình bếp ăn công nghiệp bao gồm những gì?

Bếp ăn công nghiệp là một mô hình chế biến thực phẩm có quy mô lớn nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu ăn uống của nhiều người trong cùng một thời điểm. Chúng thường được thiết kế trong các nhà hàng, quán ăn tập thể, công ty, xí nghiệp, trường học,… có số lượng người đông. Và để phục vụ được những bữa ăn tốt nhất cho mọi người thì việc xây dựng một mô hình bếp ăn công nghiệp đạt chuẩn, đảm bảo an toàn, hoạt động ổn định, tiện lợi, tiết kiệm thực sự cần thiết. Mô hình chuẩn thì bao gồm những gì, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Phân loại khu bếp ăn công nghiệp 

Một mô hình bếp ăn công nghiệp đạt chuẩn thường sẽ được phân thành các khu chính như sau: Khu nhập hàng, kho chứa, khu sơ chế, khu nấu nướng, khu ra thực ăn, khu phục vụ khách, khu dọn rửa… Mỗi khu chịu trách nhiệm thực hiện một công việc khác nhau nhằm đảm bảo quy trình khép kín để tạo ra những suất ăn ngon, an toàn cho mọi người.

 

Bếp ăn công nghiệp được chia thành nhiều khu

1.1 Khu nhập hàng

– Là nơi tập kết nguồn nguyên liệu thực phẩm tươi, sạch chưa qua chế biến.

– Thực phẩm sẽ được đóng gói, phân loại tại đây để chuyển đi các khu tiếp theo.

1.2 Khu sơ chế

– Là nơi tiếp nhận thực phẩm từ khu nhập hàng và tiến hành làm sạch, sơ chế thực phẩm theo những yêu cầu riêng đối với từng loại.

– Những vật dụng có trong khu sơ chế thức ăn bao gồm: Dao, thớt, các loại chậu rửa, giá đựng thực phẩm và các thiết bị chuyên dụng như: máy xay thịt, máy cắt thịt, cắt rau củ quả, máy cưa xương,…

1.3 Kho chứa thực phẩm

– Thường được chia thành 2 loại: kho khô và kho lạnh.

– Kho chứa có nhiệm vụ bảo quản, lưu trữ nguồn nguyên liệu, thực phẩm đã qua sơ chế và được làm sạch duy trì trong thời gian dài.

Mô hình bếp ăn công nghiệp bao gồm những gì?
Mô hình bếp ăn công nghiệp bao gồm những gì?

– Kho chứa thường được trang bị các thiết bị hiện đại dùng để bảo quản thực phẩm như: tủ đông, tủ mát công nghiệp, các loại giá để đồ thực phẩm khô, xe đẩy chuyên dụng để vận chuyển thực phẩm.

– Đây là nơi mà người đầu bếp tiến hành chế biến thức ăn. Nơi này cực kỳ quan trọng và quyết định đến 60% chất lượng mỗi bữa ăn.

– Khu nấu nướng phải được thiết kế, đặt để các thiết bị ở vị trí hợp lý, khoa học.

– Khu nấu phải được trang bị những hệ thống bổ trợ chất lượng cao như hệ thống ống hút khói, hệ thống bếp nấu, hệ thống bàn để gia vị,…

– Tùy vào mục đích khác nhau mà khu nấu nướng sẽ được trang bị các loại bếp nấu phù hợp với nhu cầu sử dụng.

– Các thiết bị thường có trong khu nấu nướng bao gồm: Tủ hấp cơm, bếp hầm (đơn, đôi), bếp xào (đôi, ba), bếp xào công suất lớn, bếp âu (4, 6 họng), bếp chiên nhúng, bếp rán phẳng (hoặc phẳng + rãnh), bếp nướng Salamander, bếp nướng than hoạt tính; Các loại lò nướng như: Lò nướng nhiều tầng (1, 2, 3 tầng), lò hấp nướng đa năng; Và các loại bàn inox để gia vị, bàn inox đặt để món ăn đã qua chế biến.

1.5 Khu ra thức ăn

– Sau khi thức ăn đã được chế biến xong thì được chuyển đến khu thức ăn.

– Khu ra thức ăn trang bị hệ thống các thiết bị giữ nhiệt cho món ăn.

– Tại đây thức ăn sẽ được phân chia thành từng ô riêng biệt để người dùng dễ dàng lựa chọn.

1.6 Khu phục vụ thức ăn

– Điểm kết cuối cùng của những món ăn ngon đến với người dùng là khu phục vụ thực đơn.

– Cần có hệ thống bàn ăn được bố trí rộng rãi, thoáng – mát để thực khách thưởng thức bữa ăn ngon miệng nhất.

– Các vật dụng dùng để ăn uống được vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng.

 

Nơi phục vụ người dùng có bàn ghế được sắp xếp khoa học

1.7 Khu dọn rửa, vệ sinh

– Sau khi thực khách đã hoàn thành bữa ăn thì khu dọn rửa sẽ là nơi nhân viên thu gom đồ ăn thừa và rửa sạch toàn bộ dụng cụ trong nhà bếp để phục vụ các lần nấu nướng tiếp theo. 

– Các vật dụng, thiết bị cần có tại khu dọn rửa bao gồm: chậu rửa, xe thu gom thức ăn, kệ inox để đựng bát đĩa và dụng cụ nấu nướng sau khi rửa xong.

– Nếu nơi sử dụng bếp ăn có điều kiện về tài chính thì có thể trang bị máy rửa chén công nghiệp để tiết kiệm chi phí thuê nhân công và vận hành trong thời gian dài.

2. Những nơi thường xuyên lắp đặt mô hình bếp ăn công nghiệp

Bếp ăn công nghiệp thường chỉ sử dụng cho những cơ sở kinh doanh, trường học, công ty, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn,… có số lượng người có nhu cầu ăn uống lớn tại cùng một thời điểm. Số lượng có thể lên đến hàng trăm cho đến hàng nghìn suất ăn mỗi ngày. Những nơi thường được bố trí mô hình bếp ăn chuyên nghiệp là:

 

Các doanh nghiệp lớn cần đến hàng nghìn suất ăn mỗi ngày

– Bếp ăn công nghiệp tại nhà hàng, khách sạn lớn.

– Bếp ăn công nghiệp tại các công ty, doanh nghiệp có nhiều nhân công.

– Bếp ăn công nghiệp tại các cơ sở mầm non, trường học bán trú.

– Bếp ăn công nghiệp tại bệnh viện.

– Bếp ăn công nghiệp tại những hộ gia đình chuyên cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp.

Bài viết trên về cơ bản cho bạn đọc nắm được các kiến thức liên quan đến mô hình bếp ăn công nghiệp đang được xây dựng rất nhiều và phổ biến trong thời gian gần đây. Nếu bạn đang có nhu cầu về các dịch vụ suất ăn công nghiệp hoặc lắp đặt bếp ăn công nghiệp, hãy liên hệ ngay hotline 096.289.2199 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ online